Cách trị sẹo lồi lâu năm hiệu quả
- 08/04/2024
Tổng quan về cấu tạo da và cách hình thành sẹo, sẹo lồi
Da được cấu tạo bởi 3 lớp: thượng bì (còn gọi là biểu bì), trung bì (mô colagen) và hạ bì (mô mỡ và mạch máu). Khi thượng bì bị rách sẽ tạo vết thương, nếu vết rách < 1cm thượng bì có thể tự kết nối lại, da sẽ liền và không có sẹo.
Khi vết rách >1cm, thượng bì có thể không kết nối lại được, hạ bì sẽ trồi lên nối 2 mép thượng bì và tạo sẹo.
Đôi khi, mô colagen phát triển quá mức, trồi lên bề mặt da và hình thành nên những vết cục to và lớn cứng hơn ban đầu, gọi là sẹo lồi. Tuy nhiên, vẫn có những sẹo lồi tiên phát ở nơi không có tiền sử chấn thương. Sẹo lồi thường gây ngứa hoặc đau nhưng không tự giảm mà còn có thể phát triển trở lại sau khi bị cắt đi.
Sẹo lồi thường xuất hiện ở các vị trí như ngực, dái tai, da mặt, bụng, lưng, tứ chi. Sẹo lồi cũng có thể xuất hiện ở những vị trí vết thương như bỏng da, vết rách do tai nạn, vết cắt phẫu thuật… Mặc dù sẹo lồi không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ.
Chẩn đoán sẹo lồi như thế nào?
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà triệu chứng và dấu hiệu của sẹo lồi sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp của sẹo lồi:
- Vị trí vết thương đã khép miệng nhưng bề mặt có màu hồng hoặc đỏ và không đàn hồi
- Vị trí da có cục gồ lên, căng bóng , sờ cứng và chắc, không đàn hồi
- Vùng da tiếp tục phát riển với mô sẹo lớn hơn theo thời gian
Sẹo lồi thường có xu hướng lớn hơn vết rách da ban đầu, phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, tạo thành những vết sẹo lớn gây mất thẩm mỹ trên cơ thể. Sẹo lồi còn có thể gây ngứa nhưng không ảnh hướng đến sức khỏe. Vùng da xuất hiện sẹo lồi có thể có cảm giác khó chịu, đau rát , ngứa khi tiếp xúc với quần áo hoặc các vật khác.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn lựa chọn được phương án điều trị sẹo lồi thích hợp nhất.